Nhu cầu bất động sản xanh tăng vọt

 Báo cáo Global Status Report for Buildings and Construction 2021 chỉ ra trong năm 2020, ngành xây dựng và BĐS chiếm đến 36% mức tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu và là nguyên nhân của 37% tổng lượng phát thải CO2 liên quan đến sử dụng năng lượng. Đặc biệt, trong tổng lượng khí thải đó, các hoạt động vận hành tòa nhà là nguyên nhân của 27% tổng lượng phát thải CO2 hàng năm.

Xu hướng tất yếu

Lĩnh vực xây dựng và BĐS là nguyên nhân phát thải của gần 40% lượng khí thải CO2 trên toàn cầu và chiếm khoảng 36% tổng mức tiêu thụ năng lượng so với các lĩnh vực khác. Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh của Việt Nam đòi hỏi sự tham gia tích cực và những thay đổi tích cực của các DN BĐS.

Khu đô thị xanh Vinhomes Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Khu đô thị xanh Vinhomes Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Cuối năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Chiến lược này đề ra các mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Một thực tế quan trọng cho thấy, xây dựng và BĐS là một trong những ngành có mức phát thải CO2 lớn nhất trên toàn cầu.

Báo cáo Global Status Report for Buildings and Construction 2021 chỉ ra trong năm 2020, ngành xây dựng và BĐS chiếm đến 36% mức tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu và là nguyên nhân của 37% tổng lượng phát thải CO2 liên quan đến sử dụng năng lượng. Đặc biệt, trong tổng lượng khí thải đó, các hoạt động vận hành tòa nhà là nguyên nhân của 27% tổng lượng phát thải CO2 hàng năm.

Đánh giá về vấn đề này, ông Troy Griffiths - Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam khẳng định BĐS là lĩnh vực có những tác động mạnh mẽ nhất về khía cạnh môi trường trong ESG (Môi trường - Xã Hội - Quản Trị).

“Mọi DN niêm yết tại thị trường Việt Nam ở bất kỳ sở giao dịch chứng khoán nào, dù là HNX hoặc HOSE, đều phải có báo cáo bắt buộc về ESG. Các tòa nhà cao tầng thường có lượng khí thải lớn, do đó hầu hết dự án phát triển gần đây đòi hỏi phải có chứng chỉ ESG hoặc đáp ứng các tiêu chuẩn của ESG.

Rất nhiều công trình, tòa nhà mới đều được phát triển để đủ điều kiện nhận chứng chỉ xanh hoặc ESG, bao gồm cả các dự án khu công nghiệp Vì vậy, bất kỳ dự án phát triển mới đều cần phải đáp ứng những chỉ tiêu và mức độ cần có của ESG để tăng tính cạnh tranh” - ông Troy Griffiths nhấn mạnh.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn